Sở hữu một chiếc xe côn tay là niềm mong mỏi và mơ ước của nhiều người. Bởi đây là dòng xe mang lại nhiều cảm xúc cho người lái, không những về ngoại hình mà còn động cơ của xe.
Tuy nhiên, để giữ được chiếc xe luôn như mới, hoạt động tốt, ổn định và kéo dài tuổi thọ cho xe thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Khang Thịnh sẽ tổng hợp Top 11 bộ phận quan trọng của xe côn tay mà bạn nên biết khi sử dụng. Hãy cùng suzukikhangthinh.vn theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.
Tại sao phải kiểm tra định kỳ cho xe côn tay
Như các bạn đã biết, không chỉ xe côn tay mà các loại xe khác như xe tay ga, xe số hay xe ô tô, xe tải,… Cũng đều có những cơ chế sinh học riêng và có những bộ phận phụ trách các chức năng riêng biệt.
- Những bộ phận này sẽ kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng để cho xe hoạt động ổn định và tốt nhất.
- Để xe vận hành êm ái và nâng cao tuổi thọ của xe.
- Thì những cơ quan trong xe cũng phải được chăm sóc, bảo dưỡng hiệu quả.
- Khi các bộ phận trong xe xuống cấp hay hư hỏng do không được chăm sóc.
- Kiểm tra thường xuyên thì dẫn đến việc hỏng hóc.
- Nếu xử lý quá muộn thì ảnh hưởng đến chất lượng vận hành của xe.
- Gây ra những sự cố an toàn không mong muốn và chi phí sửa chữa sẽ mất nhiều hơn.
Do vậy, ngoài việc bảo trì, bảo dưỡng cho xe máy, đặc biệt là xe côn tay. Người dùng còn phải hiểu biết cơ bản các cơ quan, bộ phận quan trọng của xe. Tạo cho mình một kiến thức vững vàng, để bảo vệ “dế yêu” của mình tốt hơn.
Top 11 bộ phận quan trọng của xe côn tay mà bạn nên biết
11 bộ phận quan trọng của xe côn tay mà bạn có thể nhận biết. Khi có dấu hiệu bắt đầu xuống cấp để sửa chữa kịp thời.
1. Nhông sên dĩa (Nhông xích)
Nhông sên dĩa là một trong những bộ phận quan trọng đối với các dòng xe moto và xe số. Nhông sên đĩa ảnh hướng đến trải nghiệm khi lái xe và độ an toàn khi lưu thông trên đường.
- Khi nhông sên dĩa bị giãn và mòn quá mức, nếu người dùng tiếp tục chạy với tốc độ cao.
- Hoặc di chuyển trên những cung đường lồi lõm có thể dẫn đến tình trạng đứt xích, trượt xích
- Khiến xe có thể bị trượt bánh hoặc dừng đột ngột khi bạn đang chạy với tốc độ cao. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho bạn.
- Vậy bạn cần chú ý những dấu hiệu sau đây để dễ dàng nhận biết khi nhông sên dĩa đã mòn:
- Khi bạn đổi số để tăng tốc, xe có cảm giác ì ạch, máy không bốc, xích phát ra tiếng động.
- Và khi bạn đã thường xuyên căn chỉnh nhưng xích vẫn chóng rão.
- Xích có hiện tượng văng dật va đập vào chắn xích khi ga mạnh đồng thời phát ra tiếng kêu khó chịu.
- Đây là dấu hiệu của 1 bộ nhông sên đĩa kém chất lượng và bạn nên sớm thay thế một bộ nhông sên dĩa mới.
2. Dầu nhớt và Dung dịch làm mát
Dầu nhớt và dung dịch làm mát là một thành phần thiết yếu và rất quan trọng. Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và độ bền của động cơ xe gắn máy.
Vậy dấu hiệu nào để nhận biết dung dịch làm mát và dầu nhớt đã xuống cấp:
- Khi thấy động cơ xe vận hành yếu hơn bình thường, vận hành khó khăn, ì ạch.
- Đây là dấu hiệu của sự bôi trơn cho động cơ không được đầy đủ.
- Khi có hiện tượng này xảy ra, động cơ xe sẽ khó khởi động.
- Động cơ sẽ nhanh nóng, phát ra âm thanh to, sang số không được mượt mà.
- Chất lượng nhớt và cấp độ nhớt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ xe máy.
- Do đó, bạn cần chọn lựa loại dầu nhớt tốt, phù hợp với thông số mà xe bạn đang sử dụng.
3. Lốp xe
Lốp xe quan trọng vì giúp xe bám đường và ổn định khi lưu thông trên đường. Khi lốp xe xuống cấp hoặc hư hỏng sẽ mất độ bám mặt đường gây ra trượt ngã khi phanh hoặc ôm cua. Và lốp mòn còn làm giảm độ ổn định của bánh trước và bánh sau khi di chuyển. Trong quá trình sử dụng, bạn cần quan sát và khi thấy một số biểu hiện bất thường như sau.
- Bạn cần phải mang xe đến trung tâm sửa chữa để thay lốp xe mới, nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển.
- Bề mặt hoa văn lốp xe và rãnh lốp bị mòn nhiều, lông mòn, lốp nứt hoặc phồng ra.
- Lốp bị trượt, rung hoặc sàng lắc bánh.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào số km mà bạn đã đi được để thay lốp cho xe.
4. Lọc gió
Lọc gió được ví như lá phổi của chiếc xe máy, tuy chỉ là một chi tiết rất nhỏ nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng.
- Lọc gió có vai trò trong việc lọc sạch các cặn, bụi bẩn giúp đưa luồng gió sạch vào bên tron buồng đốt của xe một cách dễ dàng.
- Qua đó giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao.
- Nếu lọc gió bị bẩn thì xe máy sẽ có những hiện tượng như: Máy yếu khi tăng ga hoặc khi lên dốc, xe chạy tốn xăng hơn bình thường, nóng máy, ra khói đen khi vận hành.
- Đây là là một trong các dấu hiệu cần phải vệ sinh lọc gió và thay thế mới cho xế yêu của bạn.
5. Dây côn
Dây côn bị hư hỏng, không hoạt động được sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng khi vận hành.
- Khi bạn nhận thấy dây côn bị cứng, bóp côn thấy nặng, không mượt mà.
- Khiến cho việc sang số trở nên khó khăn và khi vận hành không còn được trơn tru và ổn định như trước.
- Hoặc khi thấy một phần lõi của dây côn bị đứt thì bạn nên thay dây côn mới.
- Để đảm bảo sự an toàn khi di chuyển trên đường.
6. Má phanh
Một trong những hệ thống an toàn cực kì quan trọng trên chiếc xe máy, đó là má phanh.
- Khi má phanh quá mòn sẽ dẫn đến đĩa phanh bị bào mòn.
- Bên cạnh đó còn gây mất phanh, gây mất an toàn cho người điều khiển.
- Bạn nên thay thế má phanh khi phanh xe vẫn trôi và không làm xe dừng lại ngay lập tức.
- Hoặc khi nghe tiếng kêu thất thường khi bóp phanh.
- Ngoài ra, khi bạn đi xe côn tay bạn có thể kiểm tra đĩa phanh còn dày hay không.
7. Phuộc trước – Phuộc sau (Bộ phận giảm xóc)
Đây là một trong các bộ phận giúp giảm rung chấn và cân bằng cho xe khi gặp các đoạn đường xấu, gồ ghề hay ổ gà. Giúp mang lại sự thoải mái và vận hành êm ái. Một trong những dấu hiệu nhận biết phuộc xe của bạn có vấn đề một cách dễ dàng.
- Đó là, xe bị lệch và trượt hướng di chuyển, khi xe bị rung lắc mạnh, chạy nghiêng sang một bên.
- Phuộc giảm xóc phát ra tiếng kêu, chảy dầu ở ty phuộc.
- Đuôi xe hoặc đầu xe nhún mạnh khi phanh gấp hay lốp mòn không đều.
8. Quạt gió – Két làm mát
Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc tản nhiệt và làm mát cho chiếc xe của bạn. Giúp xe hoạt động bền bỉ hơn ở cường độ cao. Bạn cần vệ sinh hoặc kiểm tra quạt gió khi nhận thấy những dấu hiệu sau.
- Xe nóng, xuất hiện âm thanh lạ tại hệ thống máy bơm nước làm mát.
- Khi đạt ngưỡng nhiệt tiêu chuẩn mà quạt gió không chạy. Đồng hồ báo nhiệt độ cao bất thường
- Xe bị rò rỉ nước làm mát, nên vệ sinh két làm mát, lá nhôm tản nhiệt khi bám nhiều đất, bùn hay sỏi đá.
9. Cổ phốt
Một bộ phận dẫn hướng cho xe mà người dùng cần lưu ý, đó là cổ phốt. Bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng khi thấy xe côn tay có dấu hiệu:
- Tay lái cứng và nặng. Cảm giác như lốp trước hơi non khi lái xe, lúc vào cua không ổn định.
- Phát ra tiếng kêu lộc cộc, xe bị liệng chạy không ổn định khi vào những đoạn đường xấu.
- Khi chạy với tốc độ cao, đầu xe bị rung lắc mất cân bằng.
10. Hệ thống ly hợp
- Hệ thống ly hợp (hay còn gọi là lá côn) dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt nhất.
- Đó là xe tăng tốc chậm, ga lên xe không bốc hoặc khi bạn sang số cảm thấy rất nặng.
- Thường hay bị trượt số, hay khó về số N.
11. Bộ phận cung cấp nhiên liệu cho động cơ: Chế hòa khí và bộ phun xăng
Bộ phận cung cấp nhiên liệu cho động cơ, với xe đời cũ là chế hòa khí và xe đời mới là hệ thống phun xăng điện tử.
- Sau một thời gian dài hoạt động, cặn bẩn và tạp chất trong xăng có thể làm bít kín đầu phun
- Làm lượng xăng cung cấp cho động cơ bị thiếu.
- Làm giảm hiệu suất của động cơ, gây ra sự khó chịu khi vận hành xe trên đường.
- Nên định kỳ vệ sinh bộ phận cung cấp nhiên liệu.
- Nhằm hạn chế tắc nghẽn và đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ hoạt động tối ưu nhất.
Với Top 11 bộ phận quan trọng của xe côn tay mà bạn nên biết, sẽ giúp cho xe bạn có tuổi thọ cao hơn. Luôn hoạt động ổn định trong mọi môi trường dù đường trường hay gồ ghề khó đi.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề về xe máy, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 02422 119 119. Hoặc để lại bình luận bên dưới, suzukikhangthinh.vn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhanh nhất.