Ở Việt Nam, xe máy là phương tiện chủ yếu sử dụng cho việc đi lại của người dân. Trong đó, xe máy số là loại xe được nhiều người ưa chuộng bởi đặc tính gọn nhẹ, linh hoạt. Giá thành rẻ nhưng độ bền cao, và không tốn quá nhiều chi phí cho việc bảo dưỡng xe. Thế nhưng, không ít người vẫn chưa thực sự biết sử dụng một chiếc xe máy số như thế nào là đúng cách. Sau đây là một số lỗi thường gặp của người điều khiển xe máy số mà khangthinh.vn xin chia sẻ đến bạn.
Cấu tạo của một chiếc xe máy số
Trước khi tìm hiểu những lỗi thường gặp khi điều khiển xe máy số, chúng ta cần hiểu được những thông tin cơ bản về cấu tạo của một chiếc xe máy số.
Xe máy số là loại xe sử dụng cần số để điều khiển tốc độ của xe. Xe máy số mang đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của một chiếc xe máy cơ bản, bao gồm: Động cơ, hệ thống chuyển động, hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống điện đèn còi.
Khác với các loại xe tay ga, xe máy số có thiết kế đơn giản, sử dụng chất liệu thông thường để dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng xe, tiết kiệm chi phí sản xuất. Từ đó giảm giá thành của xe khi bán ra thị trường.
Một số lỗi thường mắc phải của người điều khiển xe máy số
Một số người lái xe máy thường xuyên, sử dụng để đi làm, đi chơi hay đi phượt. Tuy nhiên, lại không biết cách sử dụng xe máy số như thế nào cho đúng. Dưới đây là một số lỗi đi xe mà người điều khiển xe máy thường hay mắc phải.
1. Sử dụng cấp số không hợp lý
Hộp số của một chiếc xe máy thường được thiết kế gồm 5 cấp số: 1, 2, 3, 4 và kể cả số N (số mo), m. Mỗi cấp số sẽ tương ứng với từng cách sử dụng khác nhau. Sử dụng cấp số không hợp lý sẽ làm xuất hiện tình trạng xe bị giật cục, di chuyển nặng nề, đốt nhiều nhiên liệu nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn. Về lâu dài, máy xe sẽ dần bị xuống cấp, thậm chí hư hỏng phải sửa chữa. Việc chọn thời điểm phù hợp với từng cấp số của xe là rất cần thiết để nâng cao hiệu suất xe và tăng tuổi thọ của động cơ.
Theo đó, người điều khiển xe máy số cần chú ý các điểm sau:
- Nắm nguyên tắc: Để số nhỏ khi đi chậm, dùng số lớn khi đi nhanh.
- Số 1 và số 2 sử dụng trong các trường hợp: Khởi động bắt đầu di chuyển xe, khi đi vào đường có mật độ xe đông, khi leo dốc, khi chở vật nặng để lấy đà xe, giảm độ trì của máy xe. Hãy sử dụng số nhỏ ngay cả khi xuống dốc để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng số 3 và số 4 sau khi chạy khởi động xe hoặc khi lưu thông trên các đoạn đường bằng phẳng, thông thoáng để máy xe được trơn tru, êm ái.
- Thực hiện nhả ga nhẹ nhàng, vào số một cách dứt khoát. Không vào số khi còn giữ ga xe, không dồn số khi di chuyển với tốc độ cao để đảm bảo an toàn cho người lái, tránh hư hỏng xe.
- Thường xuyên luyện tập sử dụng các cấp số của xe ở những nơi vắng người để thành thạo kỹ năng lái xe.
2. Phanh xe như thế nào để an toàn
Phanh xe là bộ phận thiết yếu của xe máy, được trang bị ở cả phía trước và sau của xe. Thường được gọi là phanh trước và phanh sau xe. Một lỗi thường gặp của người điều khiển xe máy số là sử dụng phanh xe không đúng cách. Mắc lỗi phanh xe sai cách có thể đem lại những rủi ro đáng tiếc cho người lái xe. Để đảm bảo an toàn, người điều khiển xe máy số cần lưu ý:
- Khi cần dừng xe, người lái cần thực hiện đạp chân phanh (phanh sau) để giảm tốc độc rồi bóp từ từ phanh tay (phanh trước) để xe dừng hẳn.
- Trường hợp nguy cấp, người lái cần thực hiện phanh ở cả phanh trước và sau. Tránh chỉ bóp đột ngột một phanh khiến phanh bị bó cứng. Xe sẽ dễ mất kiểm soát, bị ngã xe hoặc trượt xe.
- Người lái xe cần giữ tinh thần tỉnh táo, bình tĩnh để ứng phó trước các tình huống đột xuất.
3. Kiểm soát vận tốc xe
Kiểm soát được vận tốc xe là điều tối quan trọng khi điều khiển xe, giúp cho việc lái xe được an toàn. Với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát vận tốc chạy xe, có thể sẽ mắc những lỗi sau đây:
- Nhìn thấy đèn đỏ hoặc vào đường giao nhau nhưng không giảm tốc độ, khi đến nơi thì sử dụng phanh gấp để dừng lại. Hành động này sẽ khiến cho động cơ của máy đang hoạt động với cường độ cao nhưng bắt buộc phải chậm lại ngay lập tức, gây hao tốn rất nhiều nhiên liệu, hư hỏng bộ phận phanh xe.
- Khi cần tạo đà để xe di chuyển nhưng sử dụng cấp số lớn khiến xe ì ạch, buộc động cơ làm việc mạnh, đốt nhiều nhiên liệu để đạt vận tốc cần thiết. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến độ bền của máy.
- Khi xuống dốc nhưng không thực hiện chuyển sang số nhỏ, kết hợp rà phanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn xe lao xuống dốc không kiểm soát, gây thiệt hại về tính mạng.
- Tốc độ xe không phù hợp với thao tác vào số dễ gây bể hộp số xe.
- Điều khiển xe với vận tốc vượt quá khả năng, tình trạng cho phép của xe dễ gây tai nạn giao thông, hư hỏng xe.
4. Thay đổi kết cấu kỹ thuật của xe (độ xe)
Với thiết kế đơn giản, dễ dàng sửa chữa, dễ thay thế linh kiện nên xe máy số là loại xe thường được những người lái xe “dân chơi” lựa chọn để thay đổi các kết cấu xe (hay còn gọi là độ xe). Dù nhằm mục đích như thế nào, nếu việc thay đổi kết cấu xe nhưng không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thì đều là hành vi trái với các quy định của pháp luật.
Việc thay đổi hiệu suất hoạt động làm giảm độ tương thích của các bộ phận xe. Làm sai lệch theo những tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã tính toán rất kỹ trước đó. Từ đó, khiến cho xe không còn hoạt động hiệu quả như ban đầu và có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển xe máy.
- Không chú trọng việc bảo dưỡng xe
Đây là lỗi thường gặp đối với nhiều người điều khiển xe máy, đặc biệt là những người không có nhiều am hiểu về xe máy số. Bởi nếu bạn không phải là nhân viên kỹ thuật hay kỹ sư thì việc thiếu kiến thức về xe là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhận biết khi nào chiếc xe của mình cần được bảo dưỡng qua một số thông tin sau:
- Khi phanh xe, nếu xe vẫn tiếp tục di chuyển một quãng đường dài hơn bình thường là do mòn má phanh. Người dùng cần kiểm tra, siết lại má phanh chặt hơn. Nếu không cải thiện thì có thể do má phanh đã quá mòn. Trường hợp này má phanh cần được thay thế mới.
- Khi di chuyển, xe phát ra tiếng động ở khu vực hộp xích của xe. Người lái xe cần kiểm tra ngay bộ phận nhông, xích (sên), dĩa. Nếu gặp vấn đề như xích bị lỏng, mòn nhông, đĩa thì nên đưa xe đến cửa hàng sửa chữa để được hỗ trợ.
- Thường xuyên kiểm tra lốp xe, săm xe (ruột xe). Đối với lốp xe, người dùng có thể kiểm tra độ mòn bằng cách quan sát hoa văn trên lốp. Nếu hoa văn lốp xe bị mờ, mặt lốp láng trơn thì nên thay lốp xe mới. Đối với săm xe (ruột xe), nếu đã vá săm nhiều lần (khoảng 3 lần) thì nên thay săm mới.
- Định kỳ vệ sinh bộ phận lọc gió của xe sẽ làm cho không khí bên ngoài đi vào trong buồng đốt được sạch hơn, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu, tăng hiệu suất hoạt động. Trung bình khi xe đi được khoảng 7.000 km thì nên thay lọc gió. Trường hợp xe thường xuyên di chuyển trong điều kiện đường xá nhiều khói bụi, thời tiết mưa gió thì nên chú ý thay lọc gió sớm hơn dự định.
- Thực thay cả dầu xe và nhớt xe định kỳ 01 tháng một lần, hoặc khi đã di chuyển được khoảng 1.000 km.
Với những thông tin về xe máy số và một số lỗi thường gặp của người điều khiển xe máy số mà suzukikhangthinh.vn đã chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản về xe máy số và những kinh nghiệm hữu ích để sử dụng một chiếc xe máy số sao cho an toàn, bền bỉ, hiệu quả nhất.
Khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm xe máy Suzuki xin liên hệ: Cửa hàng xe máy Suzuki 3S Khang Thịnh
– Địa chỉ: Số 284 – Phố Vọng – Phường Phương Liệt – Quận Thanh xuân – TP. Hà Nội
– Hotline: 02422 119 119
– Thời gian làm việc: 8h – 17h30 tất cả các ngày trong tuần.